Thưa ba mẹ,
Hàng năm, cứ tới ngày này, 30 tháng Tư, ngày tưởng niệm một sự kiện quan trọng trong lịch sử cuộc đời ba mẹ và trong lịch sử của những người Việt tỵ nạn trên thế giới. Ngày đó đánh dấu sự sụp đổ của quá khứ, hiện tại và tương lai của ba mẹ. Nói rõ hơn đó là sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, quê hương của ba mẹ.
Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa đã phá vỡ ước mơ của người dân Việt về một tổ ấm đơn sơ, đảo ngược thế cuộc chiến, cuộc chiến bảo vệ Tự do cho dân tộc. Và giờ đây, cứ đến 30 tháng Tư ba mẹ lại tưởng nhớ đến sự kiện đau thương này.
Con vẫn biết ba mẹ đau buồn lắm, nhưng con vì sinh ra và lớn lên ở Nauy, đối với con, Việt nam chỉ là những hình ảnh và những ý tưởng không rõ nét, nên con sẽ mãi không thấu hiểu được hết nỗi đau đớn này. Con luôn mong uớc hằng năm trong ngày này con có thể cảm nhận được nỗi đau của ba mẹ, để thấu hiểu ba mẹ nhiều hơn.
Từ ngày sinh ra và lớn lên bên ba mẹ, con đã quan sát và học được những điều liên quan đến văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Nền Văn hóa đó luôn mang theo những động lực quyến rũ. Nhưng khi không có cảm xúc thật sự của người lớn lên trên đất Việt, con sẽ mãi mãi không thể hành xử đuợc như một người Việt. Và vì vậy con vừa tự hào nhưng đồng thời lại xấu hổ khi chưa hiểu hết được nền văn hóa này.
Con và thế hệ chúng con học và biết được nền văn hóa này từ thế hệ cha anh. Sự hiểu biết và cả những cảm nhận của chúng con lại tạo ra nền văn hóa cho thế hệ tiếp nối mà ngày 30 tháng Tư luôn là một phần quan trọng của nền văn hóa đó. Dù rằng không thấu hiểu hết, chúng con xin cùng cung kính mặc niệm cùng ba me, ông bà và thế hệ trước trong ngày 30 tháng Tư này.
Hơn thế nữa, ngày hôm nay còn nhắc nhớ về một cuộc chiến mà rất nhiều người khác trên thế giới đang chiến đấu, chiến đấu cho Tự Do. Có câu nói: “Không ai thật sự có Tự do cho đến khi tất cả mọi người đều được Tự do”. Câu nói này đã khiến con có tư duy về các nhân quyền mà con đang được hưởng ở đất nước Tự do này. Nhân quyền, Tự do mà biết bao người khác đã hy sinh để chúng ta hôm nay có thể có được. Con xin chúc mọi người một ngày an lành.
God kampdag!
Celine Đông Quân
Tạm dịch Nguyễn Thành
Kjære Mor og Far,
I dag, en dag som kommer hvert år, er en markering av en viktig hendelse i deres historie, i flyktningers historie og i verdens historie. Det er en sår dag for dere hvor det blir påminnet om fallet av det som var deres fortid, nåtid og fremtid. Nemlig, fallet av deres Vietnam. Et fall som tok med seg drømmene samt håpet om deres hjemsted. En reversering av kampen på deres tanke om frihet for nasjonen. En hendelse som tvang dere ut på en hjerteløs flukt for å søke trygghet igjen. Dette minner dere hvert år på denne dag.
Det har alltid vært en sørgmodig dag preget av alvor med en følelse av hjelpeløshet fordi jeg ikke har greid å bære på den samme sorgen som dere. Jeg ønsker hvert år at jeg kunne føle på den samme smerten slik at jeg kan forstå dere bedre. Dessverre er det ikke slikt fordi jeg ikke kjenner til deres Vietnam, og aldri kommer til- fordi det kun eksisterer i deres nostalgiske reverie. Dermed er det utenfor min rekkevidde. Deres dypt emosjonelle forhold til det som er urørlig for meg vekker fascinasjon fordi jeg kun kan observere det fra utsiden. Gjennom min tid med dere har jeg studert og lært at det som til tider kan virke som en besettelse, henger sammen med den vietnamesiske kultur og dets normer og kutymer. Det er en kultur som romantiserer som en pådriver til å forlede seg. Uten følelser er den vietnamesiske væremåte kun en måte og kan ikke lenger være. Stolthet og ære er dets essens mens skam er dets motmiddel. Det er av et folk som handler kompromissløst på det de mener er rett.
Mine øyne alene observerer ikke dette, det er mange som meg der har vitnet dette ved sine foreldre… Vi, deres barn og etterkommere, ser det fra utsiden og lever det på innsiden. Den vietnamesiske diasporaen har på mange måter skapt sin egen kultur etter fallet hvor minnene om deres Vietnam står i sentrum. Til tross for at vi barn aldri kommer til å ha de samme minnene som dere så kan vi skape våre egne, spesielt rundt denne dagen. Det blir oppfattet som en plikt å sørge med dere i dag, både av respekt til dere som mine eldre og foreldre, men og i solidaritet med alle de som kjenner på det samme som dere. Mer enn det, så er det en påminnelse av den kampen så mange andre i verden kjemper i dag. Jeg ønsker derfor å bruke denne dagen på å også minnes de som fortsatt drømmer om, kjemper for og flykter til deres frihet; og at jeg må gjøre mitt for de. «Ingen er fri inntil alle er fri» sies det, og det synes jeg vi alle må huske på. Dette kommer til å få meg til å reflektere på de rettigheter bevilget meg fordi vi lever her, og hva dere ofret- og mange andre ofrer, for å kunne få.
God kampdag.
Med vennlig hilsen, Celine Đông Quân